Ứng dụng nhựa giả gỗ composite ốp tường ốp trần hiện đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Với độ chống chịu và vẻ đẹp không thua kém gì gỗ tự nhiên, gỗ nhựa composite mang đến một không gian hoàn hảo cho các gia chủ. Đặc biệt là nhu cầu về lắp trần thay thế cho các vật liệu cũ như trần nhựa, trần thạch cao đang rất lớn. Vậy thi công trần nhựa giả gỗ , ốp tường nhựa giả gỗ composite như thế nào để tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ? Nội Thất Vinh Lam xin được chia sẻ cách thi công trong bài viết này!
Quy trình thi công lam gỗ nhựa ốp tường
Bước 1 : chọn mẫu lam gỗ nhựa ốp tường
- Các sản phẩm lam gỗ nhựa hiện nay trên thị trường khá đa dạng về mẫu mã; kích thước và màu sắc. Bạn sẽ gặp chút lúng túng khi tìm kiếm sản phẩm phù hợp. Một kinh nghiệm là hãy căn cứ vào phong cách thiết kế công trình của mình để chọn mẫu lam gỗ phù hợp. Bạn có thể nhờ những người bán hàng tư vấn hoặc nhờ kiến trúc sư của công trình gợi ý lựa chọn.
Bước 2 : lắp đặt hệ khung xương
- Muốn lắp ghép được các tấm gỗ nhựa, bạn buộc phải thi công hệ thống khung xương. Khung xương có thể làm bằng ván gỗ nhựa hoặc sắt mạ kẽm. Chiều rộng thanh xương khoảng 40mm.
- Bạn cần lưu ý không nên dùng khung xương gỗ tự nhiên vì dễ bị ẩm mốc; mối mọt; cong vênh dưới các tác động từ môi trường. Thêm một lưu ý đặc biệt quan trọng khác, độ dày khung xương phải đều nhau. Nếu có thanh dày, thanh mỏng thì sau khi thi công các thanh lam sẽ bị vênh rất mất thẩm mỹ.
Bước 3 : lắp đặt lam giả gỗ lên khung xương
- Bước tiếp theo trong quy trình thi công lam gỗ nhựa ốp tường là lắp đặt lam nhựa giả gỗ lên khung. Trước hết, thợ thi công cần dùng keo chuyên dụng quét lên bề mặt thanh xương. Sau đó mới ốp và giữ cố định tấm lam nhựa giả gỗ vài phút để tấm không bị dịch chuyển.
Bước 4 : hoàn thiện và vệ sinh
- Sau khi lắp xong các tấm lam nhựa giả gỗ, bạn dùng bột acrylic để trét lại các lỗ đinh. Sau đó dùng giấy nhám trà lại để đảm bảo bề mặt bằng phẳng. Sau khi hoàn thiện, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt thanh lam. Nếu muốn sơn phủ, bạn có thể dùng sơn dầu gốc như PU hoặc sơn gốc nước để tăng độ bền cho công trình.
Cách thi công trần gỗ nhựa composite đạt chuẩn, tiết kiệm
Dù sở hữu nhiều ưu điểm sẵn có, nhưng tuổi thọ của hệ trần còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thi công. Việc thi công trần bằng gỗ nhựa composite không quá khó khăn nhưng cần nhiều lưu ý và sự tỉ mỉ để đạt được sự hài lòng cao nhất từ khách hàng. Bằng những kinh nghiệm thực tế từ các công trình, Nội Thất Vinh Lam xin chia sẻ cách thi công trần gỗ nhựa composite đạt chuẩn, tiết kiệm nhất cho chủ nhà ngay sau đây.
a. Chuẩn bị vật liệu
Vật liệu và dụng cụ cần thiết cho thi công:
- Tấm ván trần đã được sơn phủ bề mặt bằng dầu và sơn phủ chuyên dụng
- Đinh vít và dụng cụ bắn đinh
- Các thanh xương
- Keo dán ván (tùy thuộc từng loại công trình bắn đinh hay dán keo)
- Các dụng cụ cho đo đạc (thước dây, thang, dao/máy cắt ván chuyên dụng…)
b. Quy trình thi công
Bước 1: Vệ sinh nền trần
- Là một bước không thể thiếu cho mọi công trình trần hay sàn, vệ sinh luôn là bước quan trọng nhất trước khi tiến hành lắp đặt. Với những vị trí trần cao, có nhiều bụi và mạng nhện cũng như xác muỗi gây khó khăn trong quá trình thi công cần xử lý sạch sẽ.
Bước 2: Chia khổ ván
- Việc chia khổ ván cần được tính toán hợp lý dựa vào kích thước của trần. Điều này giúp giảm hao hụt và hạn chế cắt ván quá ngắn hoặc quá nhỏ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Bước 3: Làm găng
- Khác với sàn nhà có thể trải foam, vì nằm tại vị trí trần nên cần có một hệ găng chắc chắn để giữ được các tấm ván trần. Đặc biệt, khung găng cần hoàn toàn chắc chắn để an toàn cho người sử dụng. Khung găng có thể làm bằng sắt hoặc bằng nhựa. So với khung sắt, khung bằng nhựa ăn đinh và có độ dãn nở thấp hơn tránh cong vênh xương hay bung đinh trong quá trình sử dụng.
- Tùy thuộc vào từng công trình, cần đo đạc chính xác kích thước trần để tính toán chia xương sao cho phù hợp. Thông thường, kích thước trần bằng kích thước sàn nên có thể do kích thước sàn cho nhanh chóng. Đặc biệt, cần xác định vị trí đặt trần và độ cao trần. Khoảng cách giữa trần với nền trần thường là 0,5m.
- Hệ găng gồm những thanh xương chính được bố trí cách nhau khoảng 60 cm đổ lại đảm bảo trần không bị võng hay vênh khi ghép ván. Tại đầu các thanh chính có các thanh đà là nơi bắt vít trực tiếp vào tường và với các thanh chính để tạo thành hệ găng gắn chắc với trần. Khoảng 2m đổ lại sẽ có 1 thanh đà nằm ngang để giữ nhipjc ho toàn bộ hệ găng.
Bước 4: Bắn tấm ván vào găng
- Sau khi đã lắp đặt được hệ găng đạt chuẩn, tiến hành đặt tấm ván đầu tiên lên găng. Mỗi tấm ván được thiết kế rãnh âm bê cạnh để đầu vít lún vào trong khi vít đồng thời dễ dàng gài với tấm sau.
- Tiếp tục gài tấm tiếp theo vào tấm trước tại các rãnh khớp và tiếp tục bắn đinh. Cũng nhờ rãnh âm mà các đầu vít không hề bị lộ ra ngoài, đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho công trình. Ghép tất cả các tấm ván cho đến khi kín toàn bộ trần. Nếu những tấm ván thừa kích thước sử dụng dao cắt chuyên dụng sao cho vừa với vị trí cần lắp.
Với những tấm có sóng cách thức ghép cũng hoàn toàn tương tự.
Bước 5: Hoàn thiện
- Sau khi lắp xong các tấm ván, sử dụng chổi lau và khăn lau mềm để vệ sinh mặt trần trước khi bàn giao. Đối với những công trình còn nhiều hạng mục chờ thi công, nên che chắn cẩn thận để tránh bị ảnh hưởng khi thi công các hạng mục khác.